Thông báo 28/TB-VPCP kết luận về phòng, chống dịch COVID-19
Chiều ngày 15 tháng 02 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh; các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Chiều ngày 15 tháng 02 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh; các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, ý kiến của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng và diễn biến nhanh trong thời gian ngắn. Với tinh thần bình tĩnh, khẩn trương, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành liên quan và các địa phương, đặc biệt là ngành y tế đã rất chủ động triển khai kịp thời, quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp phòng, chống. Đến nay, dịch bệnh tại hầu hết các địa phương đã cơ bản được kiểm soát. Đây là một thành công rất lớn trong phòng, chống dịch bệnh của nước ta.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá rất cao tinh thần, sự quyết tâm, nỗ lực của Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, đặc biệt là ngành y tế, các địa phương nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai... đã thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương các lực lượng phòng, chống dịch đã làm việc xuyên Tết Nguyên đán. Trong đó Bộ Y tế đã kịp thời tăng cường lực lượng, hỗ trợ, chi viện cho các địa phương dập dịch. Toàn ngành y tế đã tập trung cao độ lực lượng trực chiến; đã có hàng ngàn cán bộ y tế đón Tết xa nhà, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện nhiệm vụ nơi tâm dịch, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình quên mình để phòng, chống dịch rất đáng trân trọng. Thủ tướng Chính phủ đặc biệt đánh giá cao các địa phương đã rất trách nhiệm, chủ động dừng nhiều hoạt động tập trung đông người (như lễ hội, bắn pháo hoa...), bố trí cán bộ, lực lượng thường trực và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh. Nhờ vậy, nhân dân đã được đón Tết Nguyên đán an vui.
2. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm, linh hoạt Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, nhất là tại các địa phương đang có dịch; ưu tiên nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, kiên quyết không để lây lan trên diện rộng; đẩy mạnh thực hiện chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh; thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch hiệu quả cả về y tế và kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo:
a) Quyết định áp dụng các biện pháp cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện địa phương như dừng, không tổ chức lễ hội, hoạt động, sự kiện có tập trung đông người không cần thiết; có phương án cho học sinh học trực tuyến, nghỉ học; hạn chế việc đi chúc Tết, du xuân... Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp trên địa bàn, có sự tham mưu của ngành y tế trước khi quyết định.
b) Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
Không dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp phải có phương án phòng, chống dịch phù hợp khi tiến hành hoạt động sản xuất. Các cơ quan chức năng tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời tạo điều kiện, không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Tiếp tục rà soát chặt chẽ, triệt để, thực hiện truy vết thần tốc, xét nghiệm trên diện rộng đối với các đối tượng có nguy cơ, các trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh, người nhập cảnh trái phép; nghiêm túc xét nghiệm lại các chuyên gia người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam; bố trí nguồn lực cho việc xét nghiệm chủ động đối với người làm việc tại các địa điểm có nguy cơ cao (như tại bệnh viện, khu cách ly tập trung, khu phong tỏa,...).
d) Quản lý chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong các khu vực được cách ly, phong tỏa. Siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở lưu trú; yêu cầu người nhập cảnh thực hiện nghiêm việc khai báo y tế. Huy động các lực lượng chức năng, đoàn thể, Hội cựu chiến binh tham gia phòng, chống dịch, tăng cường việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các trường hợp có nguy cơ.
đ) Tiếp tục thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và các hoạt động trực tuyến.
4. Giao lực lượng quân đội đảm nhiệm quản lý các cơ sở cách ly tập trung. Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục có phương án và chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở bảo đảm cách ly số lượng lớn khi cần thiết.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đang có dịch (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương...) chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế, nhanh chóng dập tắt dứt điểm dịch bệnh.
Đồng ý thực hiện việc giãn cách xã hội đối với toàn bộ tỉnh Hải Dương trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 16 tháng 02 năm 2021.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với một số khu vực, khu phố, địa điểm cụ thể có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh.
6. Bộ Y tế chỉ đạo:
a) Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch trong bối cảnh số ca mắc mới trên toàn cầu có xu hướng giảm và có vắc xin phòng bệnh; chỉ đạo giải mã gen các chủng vi rút mới nhanh hơn để kịp thời có biện pháp phòng, chống phù hợp.
b) Chỉ đạo thường xuyên việc khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng; rà soát, hoàn thiện các quy trình phòng dịch bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng; có quy trình chuẩn xử lý những ca nghi ngờ nhiễm bệnh.
c) Thực hiện khai báo y tế đối với người và tự đánh giá các tiêu chí an toàn đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp...
d) Xem xét khả năng thực hiện dịch vụ xét nghiệm theo yêu cầu, nhà nước và người được xét nghiệm đồng chi trả chi phí.
đ) Phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời các sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch.
e) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện ứng dụng công nghệ về khai báo y tế bảo đảm phù hợp, hiệu quả, thuận tiện cho người dân thực hiện; tiếp tục vận động người dân sử dụng ứng dụng Bluezone.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh quyết định cho học sinh, sinh viên học trực tuyến hoặc nghỉ học.
8. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo quản lý, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, ngăn chặn và xử lý kịp thời hoạt động nhập cảnh trái phép.
9. Bộ Ngoại giao có phương án chặt chẽ, cụ thể về việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.
10. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, nhất là tại vùng có dịch; lưu ý đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân vùng bị phong tỏa, cách ly.
11. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm động viên kịp thời đối với lực lượng cán bộ y tế, chiến sỹ lực lượng vũ trang... trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.
12. Về chủ trương mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của nước ngoài, Thường trực Chính phủ đã cho ý kiến và đồng ý giao Bộ Y tế xây dựng phương án mua vắc xin của nước ngoài, trong đó làm rõ: loại vắc xin cần mua, đối tác cung cấp vắc xin, đối tượng cần tiêm chủng theo tỷ lệ dân số cần bảo vệ, nguồn kinh phí để mua vắc xin,... báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sớm để người dân được tiếp cận ngay trong Quý I năm 2021, bảo đảm phù hợp với các điều kiện của Việt Nam. Đồng thời thúc đẩy và tạo mọi điều kiện cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.
13. Các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông nâng cao ý thức cảnh giác, không chủ quan, đồng thời không gây tâm lý hoang mang, lo lắng quá mức về dịch bệnh.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Công đoàn ngành Y tế
- CĐN Y tế Thanh Hóa: Tổng kết công tác nữ công giai đoạn 2017-2022
- Công đoàn ngành Y tế ban hành hướng dẫn đăng ký thi đua và đề nghị công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá
- Công đoàn ngành Y tế: Phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến giai đoạn II và Tập huấn công tác công đoàn năm 2022
- Công đoàn ngành Y tế: tổ chức Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2022 và phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến giai đoạn II
- Công đoàn ngành Y tế sơ kết hoạt động công đoàn 06 tháng đầu năm 2022
- Công đoàn ngành Y tế Thanh Hóa: Ra mắt và trao quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
- Công đoàn ngành trao hỗ trợ kinh phí cho đoàn viên công đoàn, cán bộ y tế là F0 trong quá trình tham gia phòng chống dịch
- Công đoàn ngành Y tế: Tổ chức Cuộc thi Video Clip “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” trên Fanpage lần thứ nhất
- Chiến sĩ áo trắng tình nguyện đi về phương Nam!
- Vững tin nơi tuyến đầu chống dịch