Vững tin nơi tuyến đầu chống dịch
Với cái nắng nóng gần 40 độ C trong bộ đồ bảo hộ và khẩu trang kín mít Phạm Ngọc Linh sinh năm 1996, một trong những nhân viên y tế Bệnh viện Đa Khoa huyện Quảng Xương được tăng cường vào Bệnh viện dã chiến tại Đồng Nai lần lượt đến từng giường bệnh để lấy dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân Covid-19.
Ảnh: Điều dưỡng Phạm Ngọc Linh đang thực hiện lấy dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân Covid-19.
Ở tuyến đầu chống dịch hằng ngày cô điều dưỡng nhỏ vẫn miệt mài chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân trong toàn bộ khả năng của mình, đặc biệt với bệnh nhân Covid-19 không có người thân bên cạnh, sự quan tâm chăm sóc cần nhiều hơn các bệnh bình nhân thường rất nhiều. Toàn bộ công việc từ nhỏ nhất như đem nước cho bệnh nhân, dọn dẹp vệ sinh buồng bệnh, xách nước cho bệnh nhân cho đến công việc về chuyên môn Linh đều cố gắng hoàn thành. Cả về tuổi nghề và tuổi đời còn trẻ nhưng cô điều dưỡng luôn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn để hỗ trợ bệnh nhân một cách tốt nhất.
Nhiều đêm túc trực bên bệnh nhân Covid-19 cố găng chăm chút mọi bề, lúc đỏ chân rã rời cũng là khi trời bừng sáng. Trong suốt ca làm việc, chiếc khẩu trang, bộ bảo hộ trên người vẫn nguyên xi. Mỗi tiếng than thở của bất kỳ bệnh nhân nào cũng được động viên “tiếp sức” kịp thời. Trong một lần hiếm hoi liên lạc được với Linh, cô đã chia sẻ về nỗi nhớ nhà, nhớ đồng nghiệp, những vết loét trên cổ khi mặc đồ bảo hộ quá lâu hay đôi bàn tay phổng rộp vì đeo găng tay quá lâu. Nhưng trên tất cả những điều đó Linh chỉ mong sao những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh để trả lại cuộc sống bình thường cho mọi người.
Tuy trong quá trình làm nhiệm vụ còn nhiều khó khăn và bất cập vì lượng bệnh nhân quá đông còn nhân viên y tế có hạn, vậy nên một nhân viên y tế phải làm việc của rất nhiều người nhưng Linh cùng các đồng nghiệp được tăng cường vào bệnh viện dã chiến chưa bao giờ kêu ca và có ý định từ bỏ.
Mong rằng ngày mai thức dậy trên đất nước Việt Nam cũng như trên toàn thế giới sẽ không còn bất cứ tin tức gì về Covid-19 nữa, sẽ không còn nạn nhân nào của dịch bệnh, để các nhân viên y tế như Linh có thể về với gia đình, người thân của mình./
Phạm Lê - CĐCS BVĐK Quảng Xương
- CĐN Y tế Thanh Hóa: Tổng kết công tác nữ công giai đoạn 2017-2022
- Công đoàn ngành Y tế ban hành hướng dẫn đăng ký thi đua và đề nghị công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá
- Công đoàn ngành Y tế: Phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến giai đoạn II và Tập huấn công tác công đoàn năm 2022
- Công đoàn ngành Y tế: tổ chức Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2022 và phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến giai đoạn II
- Công đoàn ngành Y tế sơ kết hoạt động công đoàn 06 tháng đầu năm 2022
- Công đoàn ngành Y tế Thanh Hóa: Ra mắt và trao quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
- Công đoàn ngành trao hỗ trợ kinh phí cho đoàn viên công đoàn, cán bộ y tế là F0 trong quá trình tham gia phòng chống dịch
- Công đoàn ngành Y tế: Tổ chức Cuộc thi Video Clip “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” trên Fanpage lần thứ nhất
- Chiến sĩ áo trắng tình nguyện đi về phương Nam!
- Vững tin nơi tuyến đầu chống dịch